Ứng dụng web10 ứng dụng sau đây là những dự đoán nhưng các nhà phân tích khẳng định sẽ là chìa khóa thành công nếu các doanh nghiệp nhanh nhạy tận dụng được sức mạnh công nghệ trong 5 năm tới. web 2.0 và các ứng dụng có tính chiến lược trong kỷ nguyên số sẽ đóng vai trò quan trọng đối với thành công của các doanh nghiệp tương lai.
1. Công cụ “chẩn đoán” mạng xã hội
Twitter, Facebook và LinkedIn đang lên ngôi và có sức hút mạnh mẽ với người dùng, nhưng cũng chỉ mới chập chững bước vào ngõ cửa doanh nghiệp. Tuy vậy, tương lai của các mạng xã hội này là rất sáng sủa. Chúng sẽ sớm trở thành phương tiện giao tiếp, liên lạc hiệu quả ngay trong doanh nghiệp cũng như với toàn thế giới. Vấn đề là các ứng dụng, dịch vụ này thuộc sở hữu của các công ty quản lý độc lập và gần như việc sử dụng chúng nằm trong quyền kiểm soát của người dùng – nhân công chứ không phải các doanh nghiệp.
Sự xuất hiện của công cụ “chẩn đoán” mạng xã hội là rất cần thiết khi nó cho phép doanh nghiệp có thể nắm được giá trị của các mạng xã hội, xem chúng được đánh giá, thảo luận và mức độ sử dụng ra sao.
2. Diễn đàn hỗ trợ người dùng
Doanh nghiệp của bạn có một nhóm người dùng trên Facebook, nhóm khác là các blogger và không ít khách hàng khác dùng Twitter để theo dõi sản phẩm. Bạn sẽ thiết kế một diễn đàn trợ giúp sản phẩm của mình ra sao, nơi các khách hàng có thể bày tỏ cảm xúc sử dụng sản phẩm, đưa ra những trục trặc gặp phải để thảo luận và tìm kiếm sự trợ giúp, đồng thời diễn đàn cũng là nơi có thể tận dụng đóng góp của các khách hàng nhiệt tình ủng hộ để điều chỉnh hướng phát triển sản phẩm mới? Trên diễn đàn hỗ trợ người dùng, chắc chắn bạn có thể tạo được những đoạn video giới thiệu sản phẩm, các bài thuyết trình trực tuyến và hướng dẫn từ xa để giới thiệu định hướng, phát triển chiến lược của công ty.
3. Ứng dụng theo dõi, kiểm tra mức tiêu thụ năng lượng
Đây không hẳn là ý tưởng mới. Các thiết bị đo đạc số sẽ không chỉ cho phép bạn theo dõi và quản lý lượng điện năng tiêu thụ mà còn là một công cụ xác định tiêu chí “xanh hóa” để có thể giành ưu thế trước các đối thủ.
4. Ứng dụng theo dõi trạng thái hoạt động của công ty theo thời gian thực
Tình hình tài chính, nhân lực, hệ thống IT và con số kiểm kê hàng hóa ra sao? Một ứng dụng hỗ trợ theo dõi tình hình hoạt động của doanh nghiệp theo thời gian thực sẽ là một phần của kế hoạch trở thành doanh nghiệp thông minh.
5. Công cụ đo tiến độ công việc
Các hồ sơ ghi thông tin cá nhân của khách hàng hiện nay ra sao? Bạn đã đáp ứng được tất cả các yêu cầu báo cáo tài chính hay chưa? Tình hình an toàn lao động và các bản báo cáo về môi trường ra sao? Các yêu cầu về khả năng đáp ứng công việc thường tốn kém khá nhiều thời gian trong doanh nhiệp, do đó các hệ thống có thể đánh giá được những yêu cầu này sẽ trở thành một phần trong bộ ứng dụng trong doanh nghiệp.
6. Công cụ phân tích hiểm họa doanh nghiệp
Thời suy giảm kinh tế như hiện nay chẳng ai để ý đến những bảng phân tích hiểm họa doanh nghiệp. Trong khi ban đầu giới lãnh đạo tự tin dự đoán họ có thể đánh giá và khống chế được tình hình rủi ro tài chính, cơn bão suy thoái vẫn như quả bom nổ chậm âm thầm phát nổ. Khả năng đánh giá tổng thể những nguy cơ rủi ro về tài chính trong doanh nghiệp sẽ trở thành một trong những hoạt động và yêu cầu quan trọng đối với các ngân hàng, công ty bảo hiểm và giới doanh nhân.
7. Ứng dụng đánh giá được khả năng của nguồn nhân lực và xây dựng các dự án phù hợp
Các công ty cần phải xây dựng được những kế hoạch cụ thể phù hợp với khả năng của đội ngũ nhân công. Tuy nhiên, rõ ràng liên tục có các dự án khác nhau sẽ dẫn đến tình trạng công việc chồng chéo và khó có thể xây dựng được đội ngũ nhân lực đáp ứng được chuẩn công nghiệp. Điều này còn trở nên phức tạp hơn nhiều khi đội ngũ nhân công phân tán và công việc buộc phải có sự tham gia của đội ngũ người làm toàn thời gian, part-time hay theo dạng hợp đồng. Khả năng nhanh chóng xây dựng được đội ngũ nhân lực trong điều kiện nhiều cơ hội thị trường mới xuất hiện đóng vai trò quan trọng sự thành bại của doanh nghiệp trong 5 năm tới.
8. Trung tâm quản lý tổng thể
Quản trị chuỗi cung ứng và khâu kiểm kê hàng hóa vẫn là một trong những bài toán hóc búa đối với doanh nghiệp. Các bộ phận và sản phẩm dựa vào công nghệ xác nhận đối tượng bằng sóng vô tuyến nay mai sẽ giúp giải quyết vấn đề này, nhưng trong điều kiện nguồn cung tiếp tục đến từ khắp nơi trên địa cầu, những nỗ lực xây dựng chuỗi cung ứng sẽ gặp phải ít nhiều khó khăn. Các doanh nghiệp không những phải xác định được nguồn gốc sản phẩm mình đang sản xuất mà còn phải nắm rõ các thành phần bên trong để tránh những liên lụy pháp lý đáng tiếc. Ứng dụng hỗ trợ theo dõi mọi thứ được đưa vào sản phẩm sẽ là một trong số các ưu tiên hàng đầu trong các doanh nghiệp tương lai.
9. Ứng dụng hỗ trợ xác định khả năng cạnh tranh, khả năng cung cấp sản phẩm và định mức giá cả ở mức tối đa
Giá cả sản phẩm và dịch vụ luôn là vấn đề mà các doanh nghiệp dành sự quan tâm hàng đầu. Nay mai vấn đề này còn trở nên thiết yếu hơn nữa khi giá cả sẽ được cân ly điều chỉnh từng giây phút một theo thời gian thực. Đối với các sản phẩm tiêu dùng chỉ cần kiếm thêm được một vài đồng trên mỗi sản phẩm mà không gây nên phiền phức hay khó chịu đối với khách hàng đã là một thành công lớn. Mặc dù vậy, niêm yết giá cả sản phẩm không phải là một vấn đề đơn giản. Trong khi đó, giá cả dịch vụ vẫn thường sẽ là điểm hấp dẫn nhất lôi kéo khách hàng, qua đó có thể dự đoán được những gì người tiêu dùng sẽ được trải nghiệm.
Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay khi mức lãi suất thấp đi, tình hình cạnh tranh trên phạm vi toàn cầu căng thẳng hơn và người tiêu dùng vẫn chưa thật sự sẵn sàng móc hầu bao do tình hình suy thoái của nền kinh tế đồng nghĩa các hệ thống định mức giá cả vẫn chưa phải là ưu tiên hàng đầu.
10. Ứng dụng tiếp cận và giữ chân khách hàng
Tiếp cận, cung cấp thông tin cho khách hàng (cũng như quảng bá với các khách hàng tiềm năng) sẽ trở thành chìa khóa để thúc đẩy doanh số. Các sản phẩm và dịch vụ mới sẽ tiếp tục được cải tiến nhanh hơn so với những gì được truyền dạy trong nhà trường. Trong khi đó thảo luận từ các nhóm người dùng hay mạng xã hội có thể cho biết khách hàng đánh giá sản phẩm ra sao. Hãy xem thị trường smartphone hiện nay, người dùng vẫn tiếp tục thảo luận xem nên chọn iPhone, Android hay Windows Mobile. Hỗ trợ tiếp cận và giữ chân khách hàng, giải quyết trục trặc của sản phẩm mà không làm phiền lòng người dùng vẫn đang là một trong những ứng dụng mà các doanh nghiệp tiếp tục tìm kiếm giải pháp.